Nhà ở xã hội là gì và có nên mua nhà ở xã hội để sinh sống lâu dài không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đây là loại hình căn hộ được nhà nước hỗ trợ về giá, từ đó giúp cho những người có thu nhập thấp có cơ hội mua nhà với mức giá rẻ hơn so với giá chung trên thị trường. Thông tin về những đối tượng được mua nhà ở xã hội, thủ tục mua bán sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Một vài thông tin cần biết về nhà ở xã hội là gì
Khoản 7, Điều 3 Luật nhà ở 2024 đã quy định rất rõ về khái niệm nhà ở xã hội. Theo đó nhà ở xã hội là nhà ở được xây dựng với sự hỗ trợ từ Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định.
Các khu nhà ở xã hội sẽ được bán ra với mức giá hợp lý cho những cá nhân, hộ gia đình thu nhập thấp, giúp họ sớm có được một nơi an cư ổn định lâu dài. Thông thường nhà ở xã hội sẽ được xây dựng trên các khu đất có quy hoạch sẵn. Và để mua được loại hình nhà ở này, người dân phải đáp ứng những điều kiện và thủ tục được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền.
Điều 55 Luật Nhà ở quy định rõ nhà ở xã hội gồm 2 loại nhà chính là chung cư hoặc nhà riêng rẻ. Cụ thể các loại hình như sau:
- Chung cư: Được xây dựng theo mô hình chung cư và nằm ở những vị trí đông người qua lại, quy mô không quá lớn.
- Liền kề: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng theo mô hình liền kề, dành cho những gia đình có thu nhập thấp nhưng vẫn muốn sở hữu nhà ở riêng biệt.
- Nhà tái định cư: Là loại hình dành cho những gia đình bị thu hồi nhà, bị ảnh hưởng bởi các dự án công trình. Nhà tái định cư được cơ quan có thẩm quyền sắp xếp giúp bạn có được chỗ ở mới tiện nghi hơn.
- Nhà ở xã hội thương mại: Là loại nhà ở xã hội được xây dựng sau đó bán ra cho người dân với mức giá rẻ hơn thị trường chung. Tuy nhiên loại hình này sẽ không được hỗ trợ ngân sách xây dựng từ nhà nước mà do các chủ đầu tư tự chủ tài chính.
Điều kiện để được mua nhà ở xã hội
Thực tế không phải ai cũng đủ điều kiện để mua nhà ở xã hội. Theo quy định Luật nhà ở năm 2014, để được mua nhà ở xã hội bạn phải đáp ứng được 2 điều kiện sau:
Điều kiện về đối tượng được mua nhà ở xã hội
Luật nhà ở năm 2014 tại Điều 49 quy định rõ những người đủ điều kiện mua nhà ở xã hội phải thuộc 1 trong 9 đối tượng dưới đây:
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
- Hộ gia đình (HGĐ) nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
- HGĐ tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị (hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng);
- Người lao động (NLĐ) đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ nhưng không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định của pháp luật quy định tại Khoản 5 Điều 81 và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ;
- HGĐ, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Các điều kiện bắt buộc khác để được mua nhà ở xã hội
Ngoài việc phải nằm trong số 9 đối tượng nêu trên, để mua nhà ở xã hội bạn cần phải đáp ứng thêm những điều kiện như:
– Điều kiện về nhà ở:
- Chưa có nhà ở, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng các chính sách về hỗ trợ nhà ở, đất ở tại nơi sinh sống dưới mọi hình thức hoặc có nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình những diện tích bình quân đầu người thấp hơn diện tích tối thiểu do Chính phủ quy định.
– Điều kiện về cư trú:
- Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;
- Nếu chưa có đăng ký thường trú thì phải làm tạm trú với thời hạn ít nhất 1 năm trở lên tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội.
– Điều kiện về thu nhập:
Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên đối với các đối tượng sau:
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
- NLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Điều kiện về thu nhập không cần áp dụng cho những đối tượng dưới đây:
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
- Những đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ mà không thuộc diện bị thu hồi nhà do có hành vi vi phạm pháp luật, chưa có nhà ở tại địa phương sau khi đã trả nhà công vụ.
- Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải toả, phá dỡ nhà theo quy định nhưng chưa được bồi thường nhà ở, đất ở mới.
Thủ tục đăng ký mua nhà ở xã hội mới nhất
Sau khi tìm hiểu và xác định mình đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, bạn hãy đăng ký và thực hiện các thủ tục như sau:
- Kiểm tra các thông tin về dự án nhà ở xã hội như: vị trí dự án, diện tích, tiến độ thi công, giá bán, các chính sách hỗ trợ…
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết để đăng ký mua nhà ở xã hội như: căn cước công dân, hộ khẩu, chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…
- Đăng ký mua nhà: Người dân đăng ký mua nhà ở xã hội thông qua các phương thức đăng ký trực tiếp tại các văn phòng đăng ký hoặc đăng ký trực tuyến trên website của các đơn vị quản lý dự án.
- Trường hợp số lượng người đăng ký mua nhà ở xã hội vượt quá số lượng nhà có sẵn; người dân sẽ phải tham gia đấu giá để mua căn hộ.
- Sau khi đấu giá thành công, tiến hành ký hợp đồng mua bán căn hộ với đơn vị quản lý dự án hoặc ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư.
- Thanh toán và nhận nhà: Người dân sẽ tiến hành thanh toán và nhận nhà theo đúng tiến độ và quy định trong hợp đồng.
Đánh giá ưu/nhược điểm khi sở hữu nhà ở xã hội
Mua nhà ở xã hội bên cạnh những lợi ích thiết thực vẫn còn một vài rủi ro chưa thể khắc phục. Vì thế người mua nhà cần tìm hiểu kỹ để có những quyết định đúng đắn.
Lợi ích khi mua nhà ở xã hội
- Giá bán nhà ở xã hội thấp hơn so với mức giá chung trên thị trường. Nhờ đó những người thu nhập thấp có cơ hội mua nhà chất lượng với giá phải chăng.
- Không cần phải lo lắng đến chi phí thuê nhà hàng tháng hoặc bị chủ nhà lấy lại nhà bất chợt.
- Nhà ở xã hội thường được xây dựng ở những khu vực an ninh tốt, có hệ thống giám sát đầy đủ, tạo không gian sống an toàn và trong lành cho cư dân.
- Xung quanh các dự án nhà ở xã hội có rất nhiều tiện ích chất lượng cho cư dân trải nghiệm như: siêu thị, trường học, chợ, cây xanh…
Rủi ro khi mua nhà ở xã hội
- Vị trí của nhà ở xã hội thường xa trung tâm và không thuận tiện về mặt giao thông đi lại.
- Khi mua nhà ở xã hội bạn sẽ không thể sử dụng tài sản này để thế chấp ngân hàng, ngoại trừ trường hợp vay vốn để mua nhà ở xã hội.
- Nếu muốn chuyển nhượng căn hộ chỉ được phép chuyển nhượng cho các đối tượng thuộc diện được ưu tiên mua nhà ở xã hội. Giá bán cũng không chênh lệch nhiều so với căn hộ thương mại.
- Thủ tục mua nhà ở xã hội khá rườm rà và mất thời gian.
Thông tin về nhà ở xã hội là gì cũng như điều kiện và thủ tục mua đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Nhà ở xã hội là giải pháp hàng đầu cho những gia đình thu nhập thấp có cơ hội sở hữu một tổ ấm lâu dài với mức giá rẻ. Hãy tìm hiểu kỹ về loại hình nhà ở này để đưa ra những sự lựa chọn chính xác nhất.